Tin tức
Cách tính toán sàn deck giúp tiết kiệm chi phí thi công
- 19/02/2020
- Tin tức
Sàn decking đang trở thành xu hướng trong xây dựng hiện nay nhờ sở hữu nhiều ưu điểm, thiết kế phù hợp và an toàn trong mọi điều kiện thời tiết. Nhưng làm thế nào để tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất khi sử dụng sàn decking? SBC T&T – công ty chuyên cung cấp vật liệu xây dựng trên toàn quốc sẽ bật mí cho bạn cách tính toán sàn deck chuẩn nhất qua bài viết sau!
1. Đặc điểm và quy trình thiết kế sàn decking
Trước khi tìm hiểu về cách tính sàn liên hợp, chúng ta cần phải biết một số đặc điểm nổi bật của sàn và quy trình thiết kế để có thể đưa ra cách tính phù hợp nhất.
Cách tính toán sàn deck giúp tiết kiệm chi phí thi công.
Đặc điểm của kết cấu sàn decking
Sàn decking là sự kết hợp của thép và bê tông chịu lực. Các sản phẩm hiện nay thường sử dụng thép định hình, thép tổng hợp dạng chữ H và được phủ bê tông toàn bộ hoặc một phần.
Khi thi công, sàn decking được đặt lên trên dầm thép. Các tấm tôn thép sóng đặt ở mặt dưới của mặt bê tông đóng vai trò là khuôn đỡ trong suốt quá trình thi công. Ngoài ra còn có các chốt neo tăng khả năng liên kết giữa bê tông và thép. Nhờ cấu tạo đặc thù này, các tấm sàn decking được phân phối bởi SBC luôn đảm bảo tiến độ xây dựng và thi công cho các công trình.
Quy trình thiết kế sàn decking
- Theo đánh giá sơ bộ, người thiết kế sẽ lựa chọn hình dạng, kích thước của bản sàn, dầm, cột và các khung liên kết.
- Phân tích kết cấu công trình để xác định khả năng nội lực cũng như độ của kết cấu.Trong khi phân tích, cần lưu ý tính toán gộp phần bề rộng của bản sàn vào kết cấu dầm sàn.
- Xác định và kiểm tra độ chịu lực cũng như độ biến dạng kết cấu theo điều kiện môi trường.
>>> Xem thêm: Báo giá tấm sàn DECK
2. Hướng dẫn cách tính toán sàn deck chính xác nhất
Hiện tại ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn cụ thể về cách tính sàn decking hay còn gọi là sàn liên hợp vì vậy đa phần các tính toán sẽ dựa theo tiêu chuẩn Châu Âu. Khi tính toán theo tiêu chuẩn này, cần đặc biệt lưu ý phải sử dụng bê tông từ M350 (B22.5) trở lên.
Hướng dẫn cách tính toán sàn deck chính xác nhất
Chúng ta có thể áp dụng các công thức tính toán theo tiêu chuẩn châu Âu theo số liệu thiết kế của sàn decking:
- Tổng chiều dày của bản sàn liên hợp ≥ 80 mm và có thể đến 180 mm.
- Bê tông có chiều dày lớn hơn 40mm để đủ khả năng chịu lực và bảo vệ tấm sàn cốt thép bên trong.
- Nhịp bản sàn từ 2,5m đến 4m hoặc 7m trong trường hợp sử dụng các cột trụ chống đỡ.
Dưới đây là một số bước cơ bản:
- Phác thảo bản vẽ: xác định tổng chiều dài, chiều rộng, diện tích bề mặt cần sử dụng sàn decking.
- Hoàn thành bản vẽ chi tiết: điều chỉnh bản thảo theo thiết kế, chú ý đến độ nghiêng, khoảng cách với các dầm, điều kiện công trình và điều kiện địa hình nơi thi công xây dựng...
- Xác định tạm thời kích thước sàn decking sẽ sử dụng: chọn sàn decking có thiết kế phù hợp về độ dày, chiều cao, kích thước của tấm sóng cũng như xác định xem chất liệu của bê tông có đủ độ chịu lực không. Đối với thiết kế nằm ngang, thêm 10% vật liệu, đối với những thiết kế có độ nghiêng, thêm 15% vật liệu để tránh sai sót, hao hụt.
- Chú ý tính toán đến khoảng cách: Cần phải trừ khoảng cách giữa các dầm, cột để tiết kiệm nguyên liệu và chi phí một cách tối ưu nhất.
- Tính toán số lượng tổng: áp dụng các công thức về tải trọng, độ võng, khả năng chịu cắt, trạng thái giới hạn tùy theo kết cấu của công trình.
Chú ý cách tính toán sàn decking để đảm bảo tiến độ thi công công trình.
Xem qua các Tấm sàn Deck do SBC T&T cung cấp: Tấm sàn DECKING
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian cũng như biết cách lựa chọn vật liệu và tính toán hợp lý. Hãy thử đến với SBC T&T - nơi cung cấp các sản phẩm sàn decking chất lượng cao từ các chuyên gia với kinh nghiệm thi công rất nhiều năm cho các công trình lớn nhỏ. Chúng tôi sẽ hướng dẫn và tính toán cách sử dụng sàn decking hợp lý để bạn có thể tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất cho công trình của mình.

Kết cấu thép dù cứng cáp nhưng vẫn có thể bị hư tổn bởi môi trường đặc biệt có độ ăn mòn cao. Từ các công trình ven biển đến nhà máy hóa chất việc bảo vệ kết cấu thép khỏi sự ăn mòn từ môi trường là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ và an toàn của công trình. Vậy, loại sơn nào sẽ là "lá chắn" vững chắc nhất cho kết cấu thép của bạn?

Sơn 2 thành phần là loại sơn đặc biệt, được tạo ra bằng cách trộn hai thành phần riêng biệt: phần sơn và chất đóng rắn. Sự kết hợp này tạo nên một lớp phủ bền bỉ, chống chịu tốt với nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết ưu và nhược điểm của loại sơn này để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Chúng tôi luôn trân trọng và đồng hành cùng phái nữ trên mọi hành trình, từ việc xây dựng tổ ấm đến kiến tạo sự nghiệp. Chúc các chị em luôn xinh đẹp rạng ngời, mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!

Thời tiết nồm, mưa ẩm, đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam, luôn là nỗi ám ảnh của những người làm trong ngành xây dựng, đặc biệt là thợ sơn. Độ ẩm không khí cao khiến cho việc thi công sơn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ "bật mí" những lưu ý quan trọng khi thi công sơn trong điều kiện thời tiết nồm ẩm.

Khi những cành mai, cành đào bắt đầu khoe sắc thắm, SP Paint xin trân trọng thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như sau để Quý khách hàng, Quý đối tác cùng toàn thể CBCNV theo dõi

Trong không khí cận kề xuân mới, SP Paint xin gửi tặng những món quà Tết ý nghĩa, thay lời cảm ơn chân thành và lời chúc một năm mới an khang, thịnh vượng đến đại diện các Nhà phân phối, đại lý và gia đình. Kính chúc Quý vị một năm mới thành công, vạn sự như ý!

Một năm 2024 đầy nỗ lực và thành công sắp khép lại. SP Paint xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng và Đối tác đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để chuẩn bị chào đón năm mới 2025, SP Paint xin thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch như sau

Tàu thuyền, đặc biệt là những chiếc tàu hoạt động trong môi trường biển khắc nghiệt, luôn phải đối mặt với nhiều tác động từ môi trường như: nước mặn, nắng mưa, xói mòn, sinh vật biển bám vào thân tàu... Để bảo vệ tàu thuyền khỏi những tác động này, việc lựa chọn loại sơn phù hợp là vô cùng quan trọng.

Trong các công trình công nghiệp, sơn chống cháy đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ kết cấu thép, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra hỏa hoạn và đảm bảo an toàn cho người lao động. Với yêu cầu cao về an toàn phòng cháy chữa cháy, nhà máy sản xuất sợi chỉ Amann (Quảng Nam) đã tin tưởng lựa chọn sơn chống cháy SP®FireShield - SF1 của SP Paint để bảo vệ kết cấu thép của nhà xưởng.

Đại diện SP Paint đã có buổi làm việc và trao tặng giấy chứng nhận Nhà phân phối ủy quyền chính thức cho Công ty CP Sản xuất và Thương Mại Tôn Quang Phát.